Học tiếng Nhật tổng quát P1

Cùng học tiếng Nhật với Du học Xanh

Bài 1: Tôi tên là Cường
Anh Cường là người Việt Nam, 25 tuổi. Hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của anh ở Nhật Bản. Anh có chào hỏi được bằng tiếng Nhật không nhỉ?

Mẫu câu chính: HAJIMEMASHITE WATASHI WA KUON DESU


Nội dung hội thoại

クオン

Cường

はじめまして。

HAJIMEMASHITE.

Xin chào
 

私はクオンです。

WATASHI WA KUON DESU.

Tôi tên là Cường.
 

ベトナムから来ました。

BETONAMU KARA KIMASHITA.

Tôi đến từ Việt Nam
 

よろしくお願いします。

YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU.

Rất hân hạnh được làm quen.

 

Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Nếu đã từng có dịp gặp gỡ hoặc làm việc với người Nhật, bạn sẽ thấy họ thường cúi mình và nói YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU. Câu này không chỉ dùng khi tự giới thiệu bản thân, mà dùng cả khi nhờ ai đó giúp đỡ. Đôi khi cũng thấy YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU xuất hiện ở cuối thư. Có thể bạn băn khoăn không hiểu người viết thư muốn nhờ mình điều gì. Thật ra, câu này không nói tới việc gì cụ thể, mà có ý nói đến tổng thể nội dung truyền đạt trong thư. Đây có lẽ là một trong những cách diễn đạt điển hình của Nhật Bản. Và nếu ai đó nói với bạn YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU, thì bạn có biết mình nên đáp lại thế nào không? Bạn chỉ cần nhắc lại câu đó: YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU.

Cùng học tiếng Nhật với Du học Xanh

Mẫu câu chính: SORE WA NAN DESU KA?


Nội dung hội thoại

山田

Yamada

クオンさん。
これがあなたの名刺です。

 

KUON-SAN, 
KORE GA ANATA NO MEISHI DESU.

Anh Cường ơi, 
Đây là danh thiếp của anh.

クオン

Cường

ありがとうございます。
それは何ですか?

 

ARIGATÔ GOZAIMASU. 
SORE WA NAN DESU KA?

Xin cảm ơn chị. 
Đấy là cái gì ạ?

山田

Yamada

これは社員証です。

 

KORE WA SHAINSHÔ DESU.

Đây là thẻ nhân viên.

 

Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


KO-SO-A-DO KOTOBA là tập hợp các từ bắt đầu bằng các chữ cái KO-SO-A-DO trong các đại từ chỉ định KORE (cái này), SORE (cái đó), ARE (cái kia) và đại từ nghi vấn DORE (cái nào). KOTOBA có nghĩa là "từ". KO-SO-A-DO KOTOBA chỉ nơi chốn gồm có: KOKO (chỗ này), SOKO (chỗ đó), ASOKO (chỗ kia) và DOKO (chỗ nào).

KO-SO-A-DO KOTOBA là những từ dùng rất tiện, vì có thể dùng “cái này” “cái đó” thay cho tên gọi cụ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nghe cũng hiểu đúng ý người nói. Ví dụ, 2 vợ chồng đã sống với nhau nhiều năm, nhưng khi người chồng nói: “Lấy cho tôi cái kia!” với ý là tờ báo, thì người vợ lại đưa cho chồng đôi kính!

Bài 3: Vâng, tôi hiểu rồi.

Trong khi kiểm tra lịch làm việc ngày hôm nay, chị Yamada, người hướng dẫn anh Cường chợt nhớ ra là có một cuộc họp quan trọng.

Mẫu câu chính: HAI, WAKARIMASHITA


Nội dung hội thoại

山田

Yamada

クオンさん、ちょっと…。

KUON-SAN, CHOTTO...

Anh Cường ơi, tôi gặp anh một chút được không?

クオン

Cường

はい。

HAI.

Vâng.

山田

Yamada

今日、これから会議があります。
出て下さい。

KYÔ, KOREKARA KAIGI GA ARIMASU. 
DETE KUDASAI.

Hôm nay, sắp có một cuộc họp.
Anh hãy tham dự nhé!

クオン

Cường

はい、わかりました。
場所はどこですか?

HAI, WAKARIMASHITA. 
BASHO WA DOKO DESU KA?

Vâng, tôi hiểu rồi. 
Địa điểm là ở đâu ạ?

 
Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Người Nhật rất coi trọng chữ “Hòa” trong các mối quan hệ. Họ không muốn các mối quan hệ bị rạn nứt do từ chối thẳng quá.

Ví dụ, khi được mời một món ăn không thích lắm, trước hết nên nói ARIGATÔ GOZAIMASU, có nghĩa là "Xin cảm ơn" để cảm ơn người mời. Khi muốn từ chối lời mời hay gợi ý nào đó, có thể nói CHOTTO… với hàm ý từ chối. CHOTTO là một từ rất hữu ích, có thể dùng cả khi bạn muốn gọi ai, hay khi muốn từ chối một điều gì đó.

Trong công việc, người Nhật cũng dùng nhiều cách nói vòng, nói tránh. Có một câu điển hình mà người Nhật thường dùng khi muốn từ chối một giao dịch với khách hàng, đó là câu KENTÔ SHITEMIMASU. Tuy KENTÔ SHITEMIMASU có nghĩa là "Sẽ cân nhắc, sẽ xem xét", nhưng đừng mừng vội, vì thực ra, câu này hàm ý là "Xin đừng kỳ vọng sẽ có câu trả lời tốt đẹp."

BACK TO TOP